NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ngành Giáo dục Tiểu học là gì?
Giáo dục Tiểu học (Primary Education) là cấp học phổ thông đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở và là điều kiện tiên quyết để phát triển liên tục và bền vững. Tương lai của mỗi đứa trẻ ảnh hưởng rất lớn từ giai đoạn Tiểu học, giai đoạn nền tảng để hình thành tư duy và nhân cách toàn diện ở trẻ.
Để thực hiện được mục tiêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cho cấp học Tiểu học là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
Ngành Giáo dục Tiểu học là ngành đào tạo đội ngũ giáo viên Tiểu học (cử nhân Giáo dục Tiểu học) nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của Giáo dục Tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là cấp học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền giáo dục nhằm góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững.
Học ngành Giáo dục Tiểu học cần tố chất gì?
Những tố chất phù hợp với ngành:
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
Chăm chỉ, kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
Ngành Giáo dục Tiểu học học gì? Tốt nghiệp nhận bằng gì?
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học tại TUCST được tổ chức hợp lý, có sự phân bố đồng đều giữa lý thuyết và thực hành. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành được sắp xếp khoa học và cụ thể như sau:
Kiến thức đại cương: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Nhập môn công nghệ thông tin, Pháp luật đại cương,...
Kiến thức chuyên ngành: Tâm lý học Tiểu học, Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,...
Hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng cử nhân do Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - TUCST cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được học tập lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại TUCST và các trường đại học trong, ngoài nước.
Học ngành Giáo dục Tiểu học ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục Tiểu học, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc cụ thể như:
Giáo viên tại trường Tiểu học ở các địa phương;
Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu liên quan đến phát triển giáo dục;
Cán bộ Quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục các cấp;
Chuyên viên tại tổ chức phi chính phủ về giáo dục;
Học ngành Giáo dục Tiểu học ở TUCST có gì khác biệt?
TUCST thiết kế chương trình theo hướng tích hợp các kỹ năng mềm, công nghệ giáo dục và phương pháp dạy học tích cực – giúp sinh viên sẵn sàng thích ứng với môi trường giáo dục liên tục đổi mới. Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức các động kết nối chuyên môn, nghiệp vụ; hoạt động thực tập, thực tế định kỳ tại các cơ sở Giáo dục Tiểu học công lập và tư thục; xây dựng các sân chơi học thuật, hoạt động ngoại khóa bổ ích để sinh viên phát triển toàn diện.
Điều kiện tuyển sinh ngành Giáo dục Tiểu học
Mã ngành: 7140202
Tổ hợp xét tuyển:
1. (M00): Toán, Ngữ văn, Năng khiếu (Đọc diễn cảm và Hát)
2. (A01): Toán, Vật lí, Tiếng Anh
3. (D01): Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
4. (C04): Ngữ văn, Toán, Địa lí
Phương thức xét tuyển, bao gồm:
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Phương thức 2: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11 và 2 học kỳ lớp 12)
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hoặc 2024
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các đại học, trường đại học tổ chức năm 2025
Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
Phiếu đăng ký xét tuyển
Học bạ THPT (bản sao công chứng);
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp nếu có (bản sao công chứng);
Căn cước công dân (bản sao công chứng);
Trích lục Giấy khai sinh;
Bản sao công chứng giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).