Trang tuyển sinh

NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC

Đăng lúc: 15/03/2023 (GMT+7)
100%

 

4.png

 

1. SƯ PHẠM ÂM NHẠC LÀ GÌ?




   Sư phạm Âm nhạc (Music Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc (ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, khoa Sư phạm Âm nhạc các trường chuyên nghiệp) góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên; làm cán bộ phong trào ở các cơ quan văn hóa, chính trị; chuyên viên văn hóa, văn nghệ ở các phòng giáo dục, sở giáo dục, phòng văn hóa, trung tâm văn hóa.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


 


-   
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc trang bị cho sinh viên những kiến thức về nhạc lý cơ bản, đọc ghi nhạc, kỹ thuật hát, chỉ huy hát tập thể, múa, phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình âm nhạc và hoạt động văn hóa, văn nghệ ở các cấp học phổ thông.
-   Sinh viên được học cách áp dụng kiến thức ngành vào việc lựa chọn, phát triển, ứng dụng, tích hợp trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá các hoạt động giáo dục âm nhạc.
-   Tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong sư phạm, kỹ năng tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy âm nhạc theo các nội dung giáo dục cốt lõi ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; kỹ năng sử dụng nhạc cụ, kỹ năng thanh nhạc, kỹ năng hoạt động ngoại khóa và kỹ năng công tác xã hội... vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ theo nhu cầu dạy học âm nhạc nhằm thiết kế được kế hoạch chuyên môn, cải tiến các hình thức giáo án lên lớp theo nhu cầu hiện đại hoá giáo dục.

2.jpg

Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc TUCST trong giờ học

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

 

-   Chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc tại TUCST mang tính ứng dụng cao, nhiều thực hành, bám sát thực tiễn. Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động kết nối, thực tập, thực tế định kỳ hàng năm tại các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, xây dựng nhiều sân chơi học thuật, hoạt động ngoại khóa bổ ích để sinh viên phát triển toàn diện.    
Thông tin chi tiết chương trình đào tạo, vui lòng xem: TẠI ĐÂY

4. MÔN HỌC TIÊU BIỂU VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH



 

3.jpg

 Mã ngành: 7140221

 Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:

 - Phương pháp dàn dựng chương trình Ca – Múa

 - Nhạc

 -  Múa - Khiêu vũ

 -  Ký xướng âm

 -  Hoà âm

 -  Nhập môn sáng tác

 -  Tin học chuyên ngành

 -  Thanh nhạc

 -  Nhạc cụ

 -  Hợp xướng

 -  Phương pháp dạy học âm nhạc

  Những tố chất phù hợp với ngành:

  - Có năng khiếu và sở thích yêu âm nhạc.

  -  Tự tin, năng động và sáng tạo.

  - Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và  chịu được áp lực công việc cao.

  - Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết.

 - Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.

 - Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

4.jpg

 

5. CƠ HỘI VIỆC LÀM


 

   
Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:

- Dạy âm nhạc ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Dạy sư phạm âm nhạc ở các trường chuyên nghiệp.

- Dạy âm nhạc tại các trường mầm non, nhà văn hóa.

- Làm tổng phụ trách Đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở.

- Làm cán bộ phong trào ở các cơ quan văn hóa, chính trị…

- Làm chuyên viên văn hóa, văn nghệ ở các phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa…

5.jpg
Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc TUCST làm việc tại các trường Tiểu học, THCS

sau khi tốt nghiệp

 

6. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

 

  

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Học phí

Sư phạm Âm nhạc

7140221

(N00): Ngữ văn, Năng khiếu 1 (Thẩm âm: tiết tấu, cao độ), Năng khiếu 2 (Đàn, hát)

Miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng

CÁCH THỨC XÉT TUYỂN

Năm 2025, TUCST tuyển sinh ngành Sư phạm Âm nhạc học xét tuyển theo các phương thức sau:

PHƯƠNG THỨC 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

PHƯƠNG THỨC 3: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hoặc 2024

PHƯƠNG THỨC 2: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11 và 2 học kỳ lớp 12)

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

- Tiêu chí 1: Đã được công nhận tốt nghiệp THPT.

-Tiêu chí 2: Tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào:

+ Đối với các ngành đào tạo sư phạm: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật, Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất, Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Tin học: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiêu chí 3: Đủ điều kiện xét tuyển theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học hiện hành.

- Tiêu chí 1: Đã tốt nghiệp THPT.

- Tiêu chí 2: Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; hoặc Điểm TBC các môn văn hóa thuộc tổ hợp xét tuyển của 3 học kỳ: học kỳ 2 lớp 11 và 2 học kỳ lớp 12 ở bậc THPT tối thiểu là 6,5 trở lên.

- Tiêu chí 3: Kết quả thi mỗi môn năng khiếu đạt từ 6,5 điểm trở lên

- Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của 3 học kỳ: học kỳ 2 lớp 11 và 2 học kỳ lớp 12 phải đạt loại khá trở lên.

HỒ SƠ XÉT TUYỂN

- Phiếu đăng ký xét tuyển

- Học bạ THPT (bản sao công chứng);

- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp nếu có (bản sao công chứng);

- Căn cước công dân (bản sao công chứng);

- 2 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của người nhận;

- Trích lục Giấy khai sinh;

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

- Phiếu đăng ký xét tuyển

- Học bạ THPT (bản sao công chứng);

- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp nếu có (bản sao công chứng);

- Căn cước công dân (bản sao công chứng);

- 2 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của người nhận;

- Trích lục Giấy khai sinh;

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).


PHƯƠNG THỨC 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục

PHƯƠNG THỨC 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các đại học, trường đại học tổ chức năm 2025

7. BẰNG CẤP


       

Hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng cử nhân do
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa  - TUCST cấp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, được học tập lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại TUCST và các trường ĐH trong, ngoài nước.

Đăng ký xét tuyển trực tuyến:   

Đăng ký ngay

 

Nổi bật với môi trường học tập năng động; đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm; đa dạng các hoạt động phong trào, sân chơi học thuật, mạng lưới liên kết hợp tác doanh nghiệp rộng khắp… TUCST trở thành địa chỉ đào tạo được đông đảo thí sinh và quý phụ huynh tin tưởng lựa chọn để gửi trao tương lai, trong nhiều năm vừa qua.

Năm 2025, TUCST xét tuyển 1.960 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 22 ngành/chuyên ngành đào tạo theo 05 phương thức xét tuyển. Trong đó, xét học bạ là phương thức thu hút sự quan tâm của phần lớn thí sinh, với những ưu điểm nổi trội: Có nhiều đợt xét tuyển, hồ sơ đơn giản, giảm áp lực thi cử và tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

     Theo đó, TUCST đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến 30/10/2025. Đăng ký xét tuyển ngay hôm nay để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, bạn nhé!Đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN