NGÀNH THANH NHẠC
Ngành Thanh nhạc là gì?
Ngành Thanh nhạc là ngành học đào tạo cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn; sau khi tốt nghiệp trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật. Ngành Thanh nhạc đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị rõ ràng, có năng lực chuyên môn cao trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc và biểu diễn thanh nhạc.
Học ngành Thanh nhạc cần tố chất gì?
Những tố chất phù hợp với ngành:
Có năng khiếu về âm nhạc, thích sáng tạo.
Kiên trì, nhẫn nại, cầu toàn.
Thích đổi mới, thích được công nhận, mong muốn trở thành ca sĩ, người của công chúng.
Đam mê nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc.
Ngành Thanh nhạc học gì? Tốt nghiệp nhận bằng gì?
Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc tại TUCST được tổ chức hợp lý, có sự phân bố đồng đều giữa lý thuyết và thực hành. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành được sắp xếp khoa học và cụ thể như sau:
Kiến thức đại cương: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Nhập môn công nghệ thông tin, Pháp luật đại cương,...
Kiến thức chuyên ngành: Hợp xướng, Phương pháp sư phạm, Kỹ thuật diễn viên,...
Hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng cử nhân do Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - TUCST cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được học tập lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại TUCST và các trường đại học trong, ngoài nước.
Học ngành Thanh nhạc ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Thanh nhạc, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc cụ thể như:
Là nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn âm nhạc tại các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp và không chuyên trong tỉnh và toàn quốc.
Giảng dạy ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, giáo viên âm nhạc trong các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, các trường phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).
Cán bộ chuyên trách các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các cơ quan, doanh nghiệp, trung tâm văn hóa xã, phường, huyện, thị, thành phố...
Học ngành Thanh nhạc ở TUCST có gì khác biệt?
Ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (TUCST) nổi bật với đội ngũ giảng viên là những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm, từng đạt nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp cấp quốc gia và khu vực. Với nền tảng chuyên môn vững vàng, sự tâm huyết trong giảng dạy và hiểu rõ thị trường biểu diễn, giảng viên tại TUCST không chỉ truyền thụ kỹ năng thanh nhạc mà còn định hướng phát triển sự nghiệp nghệ thuật lâu dài cho sinh viên.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Thanh nhạc được học tập trong môi trường nghệ thuật năng động, hiện đại với các phòng tập thanh nhạc, sân khấu biểu diễn và hệ thống âm thanh – ánh sáng chuyên nghiệp. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các chương trình biểu diễn lớn của tỉnh, các sự kiện văn hóa – nghệ thuật, các cuộc thi và liên hoan âm nhạc, giúp sinh viên rèn luyện bản lĩnh sân khấu, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và mở rộng kết nối trong giới chuyên môn.
Điều kiện tuyển sinh ngành Thanh nhạc
Mã ngành: 7210205
Tổ hợp xét tuyển:
(N00): Ngữ văn, Năng khiếu 1 (Thẩm âm: tiết tấu, cao độ), Năng khiếu 2 (Hát)
Phương thức xét tuyển, bao gồm:
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Phương thức 2: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11 và 2 học kỳ lớp 12)
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hoặc 2024
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các đại học, trường đại học tổ chức năm 2025
Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
Phiếu đăng ký xét tuyển
Học bạ THPT (bản sao công chứng);
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp nếu có (bản sao công chứng);
Căn cước công dân (bản sao công chứng);
Trích lục Giấy khai sinh;
Bản sao công chứng giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).